Tính toán Dung_tích_toàn_phần

Việc tính toán dung tích toàn phần được xác định trong Quy định 3 của Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về đo lường trọng tải của tàu, 1969.[2]

Dung tích toàn phần của tàu được xác định theo công thức sau:

G T = V × K {\displaystyle GT=V\times K\,} (1)

Trong đó:

  • V = tổng thể tích các không gian kín của tàu, tính bằng mét khối (m3)
  • K1 = 0,2 + 0,02 • Log10 (V) (hoặc lấy theo bảng ở phụ lục chương 2 trong Tonnage 69)

Từ công thức (1), ta thấy hệ số K1 không có đơn vị nhưng V được tính bằng m3 nên thứ nguyên của GT cũng là m3 (tấn) nhưng hệ số K trong bảng tra trong Tonnage 69 có đơn vị là 1/m3 nên khi nhân vào triệt tiêu luôn, suy ra GRT hay GT không có thứ nguyên có thể giải thích là nó là 1 hàm số để tính dung tích tất cả không gian khép kín của tàu, và dựa vào công thức để chứng minh là được.

GRT và NRT: Dung tích đăng ký toàn phần và Dung tích đăng ký tịnh (ròng) của tàu, mà một số người vẫn quen gọi không chính xác là trọng tải đăng ký.

Đơn vị đo trọng tải là KG (kilogam lực) và "tấn trọng lượng" (có 3 loại: MT, LT và ST) trọng tải toàn phần (DWT) và chuyển vị (displacement) của tàu đo bằng đơn vị này, còn GRT và NRT đơn vị đo của nó là tonnage và 1 tonnage = 2.83m3. Vì thế mà trong đặc điểm của tàu, giá trị của nó bao giờ cũng nhỏ hơn chuyển vịtrọng tải toàn phần.